Nhiều người thường ngầm hiểu rằng, gỗ kỵ nước, cho nên sàn gỗ chịu nước rất kém. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cũng có sự xuất hiện của hàng loạt các dòng ván sàn gỗ chịu nước, hay sàn gỗ công nghiệp siêu chịu nước được nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy, liệu rằng chúng có kháng nước 100% hay không? Thực hư về khả năng chống chịu nước của dòng sàn gỗ này? Cùng showroom sàn gỗ bình định Nhất Tín (thuộc hệ thống sàn gỗ cao cấp Floordi, chuyên cung cấp sàn gỗ chịu nước tại Bình Định) tìm hiểu rõ hơn trong bài chia sẻ này, khám phá ngay!
Đọc thêm:
- Cung cấp, lắp đặt sàn nhựa giả gỗ Bình Định
- Sàn gỗ công nghiệp Bình Định
- Thi công, lắp đặt sàn gỗ tại Bình Định
Sàn gỗ chịu nước là gì?
Sàn gỗ chịu nước hay sàn gỗ siêu chịu nước là dòng ván sàn có cấu trúc vật liệu đặc biệt với khả năng chống chịu, kháng nước ưu việt. Cho nên, chúng thường được sử dụng ở các hạng mục ngoài trời hoặc khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước.
Điều gì làm nên tính chịu nước, kháng nước của dòng ván sàn này?
Theo KTV showroom sàn gỗ chịu nước Bình Định – Nhất Tín, dòng ván sàn công nghiệp này có những ưu điểm nổi bật về cấu tạo để từ đó sinh ra các khả năng đặc biệt, cụ thể:
- Nguyên liệu: Sử dụng gỗ tái sinh, ép thành tấm cốt gỗ đặc và chắc (khác với việc sử dụng gỗ từ tự nhiên).
- Cấu trúc 4 lớp siêu việt với tính liên kết mật thiết, bao gồm: Lớp bảo vệ bề mặt (độ dày theo tiêu chuẩn từ AC1 – AC5, có khả năng chống mài mòn, chống xước, chống cháy, chống va đập, chống trơn trượt); Lớp vân gỗ (đường vân tự nhiên như thật nhờ kỹ thuật in trên bề mặt Laminate hiệu ứng 3D); Lớp cốt gỗ HDF (đặc, cứng và cực kì chắc chắn); Lớp đáy cân bằng (có khả năng điều hòa độ ẩm, ngăn nước từ nền thấm lên lớp cốt gỗ bên trong, chống ẩm mốc).
5 tiêu chuẩn đánh giá sàn gỗ chống nước
Nhất Tín chia sẻ đến bạn tiêu chuẩn đánh giá sàn gỗ chống nước tốt nhất, cơ bản là:
Cốt gỗ
Để đánh giá khả năng chống nước, chịu nước của ván sàn thì yếu tố đầu tiên cần quan tâm là cốt gỗ.
Trên thị trường hiện nay, có 3 loại cốt gỗ được sử dụng nhiều nhất: MFC, MDF và HDF. Trong đó:
- MFC và MDF: Không đặc do không xử lý nghiền vụn triệt để -> tạo điều kiện cho nước len lỏi vào.
- HDF: Kết cấu đặc nhờ bột gỗ mịn, không có khoảng trống -> giảm khả năng thấm nước.
Cho nên, các dòng sàn gỗ công nghiệp chịu nước được làm từ cốt HDF có khả năng chịu nước tốt hơn so với các loại còn lại.
Nén ép cốt
Nén ép cốt hay nén ép cốt gỗ – Density cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sàn gỗ chống nước đó ở mức độ nào.
Lúc này, tỉ lệ nén ép càng cao -> khả năng chống nước càng tốt. Do đó, chúng ta cũng suy ra được ván sàn cốt gỗ MFC và MDF có tỉ lệ nén ép thấp -> khả năng chịu nước kém (chỉ từ 450kg/m3 – dưới 700kg/m3. Trong khi đó, sàn gỗ HDF có tỉ lệ nén ép từ 750kg/m3 – 1050kg/m3, gấp nhiều lần so với các dòng khác, nên khả năng chống nước cũng vì thế mà ưu việt hơn.
Xử lý bề mặt
Cùng với cốt gỗ, tỉ lệ nén ép cốt gỗ thì công nghệ xử lý bề mặt cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chống chịu nước của ván sàn.
Đối với các ván sàn được phủ một lớp màng thủy minh trong suốt trên bề mặt, không chỉ giúp chống xước, mà còn gia tăng khả năng chống thẩm thấu của nước vào cốt gỗ. Do đó, khi vô tình làm đổ nước ra sàn, bạn chỉ cần dùng khăn khô lau đi mà không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, bề mặt gỗ sẽ phồng rộp, ẩm mốc nếu sàn gỗ ốp lát không có lớp bảo vệ này.
Các loại sàn gỗ công nghiệp Châu Âu được phân phối tại showroom sàn gỗ chịu nước Bình Định – Nhất Tín chính là sử dụng công nghệ xử lý bề mặt hiện đại như trên. Cho nên, cũng không mấy ngạc nhiên khi mà người dùng rất ưa chuộng ốp lát sàn gỗ Châu Âu cho các công trình ngoài trời, hoặc những nơi thường xuyên chịu tác động bởi nước/ ẩm (đặc biệt là khu vực biển).
Đáy cân bằng
Không chỉ là bề mặt, sàn gỗ chịu nước còn phải đáp ứng khả năng chống ẩm từ dưới đáy lên, nhất là ở khu vực/ thời tiết mưa nhiều, nồm ẩm. Lúc này, sàn gỗ nhân đôi khả năng chống thấm ở trên lẫn bên dưới. Cho nên, đừng quên tiêu chí này khi đánh giá chất lượng, mức độ của sàn gỗ chống nước.
Sáp nến hèm khóa
Hèm khóa ở sàn gỗ được xem là điểm yếu mà nước dễ dàng xâm nhập khi nước chảy xuống rảnh hèm (lúc chưa kịp lau chùi, hoặc do ngâm nước quá lâu). Tuy nhiên, với các dòng sàn gỗ công nghiệp chịu nước Châu Âu đều có thiết kế lớp sáp nến ở hèm khóa. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng nước thấm vào khu vực hèm khóa triệt để.
=> Tóm lại là, lớp nến ở hèm khóa chính là giải pháp toàn diện để gia tăng kháng nước cho sàn gỗ công nghiệp.
Sàn gỗ công nghiệp có chống nước 100% hay không?
Thực tế là gỗ kỵ nước, chúng dễ dàng bị trương nở, làm thay đổi cấu trúc ván sàn. Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất Châu Âu, nhược điểm này đã được tối ưu hóa thông qua thành phần, kết cấu, công nghệ xử lý để tạo ra các sản phẩm siêu chống nước ưu việt.
Nhưng, không có loại ván sàn nào có thể chống nước 100%, song, khả năng chịu nước lên đến 92% (tỷ lệ giãn nở 8%) được xem là tốt nhất ở các dòng ván sàn chịu nước hiện nay trên thế giới.
Loại sàn gỗ công nghiệp chống nước nào tốt nhất hiện nay?
Trên thị trường sàn gỗ thế giới, các dòng ván sàn Châu Âu được xem là chống chịu nước tốt hơn rất nhiều so với các loại sàn gỗ khác. Trong đó, có thể kể đến các loại nổi bật như:
- Sàn gỗ chịu nước Hillman
- Sàn gỗ chịu nước Floorpan
- Sàn gỗ chịu nước Artfloor
Ngoài ra, để lựa chọn sản phẩm chất lượng, KTV showroom sàn gỗ chịu nước Bình Định – Nhất Tín chia sẻ đến bạn kinh nghiệm như sau:
- Lựa chọn sàn gỗ chống nước dựa vào nguồn gốc, xuất xứ trên sản phẩm. Nó thường bao gồm dòng chữ Made in + quốc gia sản xuất trên cả bao bì và tấm ván.
- Thông tin sản phẩm, bao gồm giấy tờ, chứng chỉ, tiêu chuẩn công nghệ liên quan. Vì vậy, hãy kiểm tra chúng thật kỹ trước khi quyết định mua sàn gỗ công nghiệp chịu nước.
- Đánh giá trực tiếp bằng cách nhỏ vài giọt nước lên bề mặt, cạnh hèm, lớp đáy để kiểm tra khả năng hút nước của tấm ván. Nếu hút nước nhanh -> khả năng chống nước có vấn đề, ngược lại, nếu nước không bị thấm -> chứng tỏ ván tốt.
Làm thế nào để vệ sinh sàn gỗ đúng cách?
Mặc dù là sàn gỗ chịu nước, song, điều bạn cần làm không phải là ngâm nước hay thường xuyên đổ nước lên ván sàn chỉ để cho vui. Cho nên, trong quá trình vệ sinh, bảo quản, bảo dưỡng sàn, người dùng cần lưu ý:
- Đối với khu vực sàn ở nhà tắm, nhà vệ sinh, ban công nên có thêm tấm hút nước để lau chân khô trước khi tiếp xúc với nền ván.
- Nên dùng vải khô để lau chùi ván sàn và sử dụng quạt, điều hòa để tăng nhanh khả năng làm khô sàn tự nhiên.
- Tuyệt đối không nên sử dụng các hóa chất lau sàn có chứa hóa chất làm mài mòn bề mặt bảo vệ của ván sàn. KTV showroom sàn gỗ chịu nước Bình Định – Nhất Tín khuyên bạn nên sử dụng nước lau sàn gỗ chuyên dụng Bingo.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên thực sự hữu ích với bạn. Liên hệ ngay cho showroom sàn gỗ Bình Định – Nhất Tín để được tư vấn, báo giá sàn gỗ công nghiệp siêu chống nước ngay!